5 Tác Hại Của Việc Ăn Nhiều Đường Đến Sức Khỏe Và Vóc Dáng

5 TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN NHIỀU ĐƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ VÓC DÁNG

Chúng ta lớn lên với lời dạy là đường chứa nhiều lượng calo rỗng nên không “thân thiện” cho răng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy việc ăn nhiều đường còn gây tăng cân và mắc nhiều bệnh nghiêm trọng. Và sau đây là 5 tác hại của việc ăn nhiều đường, đặc biệt là đường fructose – một thành phần chính của đường trắng.

1. Đường làm cho chúng ta ăn nhiều hơn và gây tăng cân

Thông thường, các hormone thèm ăn báo hiệu lên não khi chúng ta ăn đủ và ngưng lại. Nhưng fructose không chơi theo quy luật. Nó không kích hoạt hormone “ngừng ăn”, do nó lén lút chui vào và không bị radar phát hiện. Đó là lí do tại sao chúng ta nhai sạch một gói kẹo hoặc bánh quy mà chẳng thấy no.

tác hại của việc ăn nhiều đường

Ăn đường nhiều gây tăng cân (Nguồn ảnh: ST)

Fructose được chuyển hóa theo cách khác với glucose. Trong khi glucose được sử dụng để cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể thì hầu hết lượng fructose chúng ta ăn vào sẽ được dẫn thẳng tới gan, tại đó nó chuyển hóa thành chất béo.

Chất béo này tồn tại trong gan, nơi nó có thể tích tụ và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Hoặc nó được giải phóng vào máu, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và đột qụy. Hơn nữa, quá trình chuyển hóa fructose cũng tạo ra nhiều chất thải và độc tố, bao gồm acid uric. Acid uric có thể kết kinh và gây ra bệnh gout.

2. Tác hại của việc ăn nhiều đường làm gia tăng lượng đường trong máu

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn và đồ uống được chuyển hóa thành glucose. Tuyến tụy sẽ phản ứng khi lượng đường trong máu gia tăng bằng cách tiết ra một loại hormone gọi là insulin. Insulin hoạt động giống như một chiếc chìa khóa mở cửa vào các tế bào. Ví dụ như tế bào cơ, nhờ đó glucose mới vào trong được và biến thành năng lượng.

tác hại của việc ăn nhiều đường

Ăn đường nhiều gây gia tăng lượng đường trong máu (Nguồn ảnh: ST)

Nếu chúng ta tiếp tục ăn thức ăn có đường, cơ thể sẽ cố gắng hết sức để theo kịp bằng cách sản xuất ngày càng nhiều insulin. Cuối cùng, tuyến tụy bị bào mòn và ngừng sản xuất insulin, hoặc các tế bào bị tê liệt do insulin và chúng ta trở nên kháng insulin. Kết quả: lượng đường máu độc hại gia tăng.

Song, fructose được chuyển hóa ở gan nên không trực tiếp làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Tuy nhiên, nó làm tăng các acid béo tuần hoàn và các chất béo dư thừa này cản trở quá trình loại bỏ glucose ra khỏi máu của insulin nên kết quả cuối cùng là gia tăng lượng đường trong máu.

3. Đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, những ai uống hai lon hoặc nhiều hơn nước uống có ga hoặc siro mỗi ngày sẽ có hơn 90% nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

ăn nhiều đường có hại gì

Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính (Nguồn ảnh: ST)

Tế bào ung thư tiêu thụ nhiều glucose hơn tế bào bình thường để duy trì sự phát triển của chúng. Một nghiên cứu gần đây của Đại học California, Los Angeles, cũng chỉ ra rằng các tế bào ung thư tuyến tụy sử dụng fructose để nuôi dưỡng khối u. Do đó, tác hại của việc ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

4. Đường ảnh hưởng đến não

Hầu hết chúng ta đều biết tác hại của việc ăn nhiều đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng. Nhưng bạn có biết rằng đường cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và sức khỏe tinh thần của bạn?

Não phụ thuộc vào một lượng glucose cân bằng để hoạt động. Tiêu thụ đường quá mức gây ra một loạt các vấn đề tâm lý, bao gồm: lo lắng, trầm cảm, hiếu chiến, tăng động, suy nghĩ kém, trí nhớ và tập trung kém…

tác hại của đồ ngọt

Tiêu thụ đường quá mức gây ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc (Nguồn ảnh: ST)

Vào tháng 08 năm 2009, các nhà nghiên cứu của Đại học California đã phát hiện ra rằng bộ não của những người thừa cân và béo phì trông già hơn từ 8 đến 16 tuổi so với bộ não của những người cùng tuổi có cân nặng khỏe mạnh.

Có vẻ như tỷ lệ vòng eo – hông của một người càng lớn, vùng hippocampus – trung tâm bộ nhớ của bộ não – càng nhỏ.

5. Đường gây nghiện

Đường kích thích các thụ thể vị giác trên lưỡi của bạn, gửi tín hiệu đến vỏ não trong não bộ, kích hoạt sự giải phóng dopamine, khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ – ra hiệu chúng ta hãy ăn thêm bánh chocolate.

tác hại của đồ ngọt

Ăn đồ ngọt nhiều sẽ gây nghiện khiến chúng ta muốn ăn nhiều hơn (Nguồn ảnh: ST)

Và khi chúng ta ăn thực phẩm có đường từ ngày này qua ngày khác, càng ngày càng ít dopamine được giải phóng và chúng ta cần ăn nhiều hơn thực phẩm có đường để có lại cảm giác ấm áp mờ nhạt. Đây là cách đường gây nghiện. Càng ăn đường bạn càng thèm!

Hi vọng những chia sẻ về 5 tác hại của việc ăn nhiều đường sẽ phần nào giúp cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe cho các bạn. Qua đó, các bạn sẽ biết lựa chọn thực đơn lành mạnh, tốt cho cơ thể, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường để mỗi ngày trở nên khỏe hơn, trẻ đẹp hơn.

>> Tham khảo: Cách Giảm Cân Hiệu Quả Và Khoa Học

—————-

LEDA TUMMY – Thời Trang Nữ Béo Bụng U30 – U60.

Địa chỉ: 2056/30 Huỳnh Tấn Phát, Kp 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TPHCM.

Phone: 0961 505 305 (Ms. Đào)

Email: ledatummy@gmail.com

Website: QuanChoNguoiBeoBung.com

About LeDa

Admin trang blog www.QuanChoNguoiBeoBung.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *