CÁC KIỂU BÉO BỤNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Theo nghiên cứu, tình trạng béo bụng do rất nhiều nguyên nhân gây ra và bạn cần nỗ lực rất nhiều để giảm kích cỡ vòng hai. Vậy nguyên nhân gây ra béo bụng và cách khắc phục cho từng tình huống sẽ như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung sau đây.
9 Kiểu Béo Bụng Và Cách Khắc Phục
1. Nhiều ngấn mỡ
Bụng nhiều ngấn mỡ (Nguồn ảnh: ST)
♦ Dấu hiệu đặc trưng: có nhiều lớp, ngấn ở thành bụng.
♦ Nguyên nhân:
- Lối sống ít vận động
- Ăn nhiều đồ ngọt.
- Uống quá nhiều rượu.
- Ăn rất nhiều đường và tinh bột tinh chế (bánh quy, bánh gato, bánh mỳ trắng) hay tinh bột cookies, cakes, and white bread) hay tinh bột (mỳ ống, gạo) trong chế độ ăn.
♦ Cách khắc phục:
- Uống ít chất cồn: Chỉ uống 3 – 4 ly vang mỗi tuần để vòng eo tiêu bớt mỡ. Ngừng uống trong 2 tuần rồi uống trở lại với mức độ vừa phải.
- Xem lại chế độ ăn: Tránh các sản phẩm ăn kiêng và thực phẩm ít chất béo. Chọn trứng, thịt nạc và rau cũng như các thực phẩm giàu chất béo tốt như quả bơ, các loại hạt và cá béo.
- Dành thời gian cho tập luyện: Không nhất thiết phải tập gym, đi bộ những quãng đường dài, chỉ cần kết hợp bài tập bước gập gối (lunges), bài tập ngồi xổm (squat) và bài tập cho cơ bụng tại nhà là ổn.
2. Mỡ tập trung vùng rốn
Mỡ bụng tập trung ở phần rốn (Nguồn ảnh: ST)
♦ Dấu hiệu đặc trưng: Mỡ tập trung quanh rốn, chắc chứ không nhão.
♦ Nguyên nhân:
- Stress mãn tính (cortisol luôn ở mức độ cao).
- Bạn thường bỏ bữa.
- Bạn uống nhiều cà phê.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh (các loại hạt rang muối, khoai tây chiên…).
♦ Cách khắc phục:
- Đi ngủ sớm: Bạn ít ngủ và chịu đựng stress kém sẽ khiến quá trình sản xuất leptin, hoocmon giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn và trao đổi chất, bị rối loạn.
- Thư giãn trước khi ngủ: Thực hiện các bài tập thở, ngâm bồn tắm, thiền đều giúp bạn ngủ ngon hơn. Không uống quá 2 ly nước có chất cafein mỗi ngày.
- Đừng tập quá sức: Các bài tập quá sức sẽ chỉ làm tăng cortisol. Tập yoga đi bộ, thậm chí là tập gym cũng sẽ giúp bạn bình tâm nhưng luôn nhớ không tập quá với khả năng của bản thân.
- Tăng ma-giê trong chế độ ăn: Ma-giê là 1 khoáng chất “thư giãn” có nhiều trong các loại rau xanh đậm, các loại hạt và cám lúa mỳ.
Lưu ý đặc biệt:
- Tập yoga kết hợp các bài tập kéo giãn trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm cortisol và cơ thể bình tĩnh hơn.
3. To bụng dưới
To bụng dưới (Nguồn ảnh: ST)
♦ Dấu hiệu đặc trưng: Bạn gầy nhưng bụng dưới lại phình ra.
♦ Nguyên nhân:
- Di truyền.
- Các bài tập quá đơn điệu hay quá mức.
- Không thay đổi chế độ ăn.
- Võng eo.
♦ Cách khắc phục:
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều chất xơ: Rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám và những nguồn thực phẩm giàu chất xơ khác đều rất tốt.
- Đừng chỉ tập ngồi xổm: Bạn có lẽ đã tập chưa thật chuẩn xác, tạo áp lực quá nhiều lên vùng lưng dưới, làm tăng độ cong của xương sống và khiến bụng nổi hơn. Hãy thay thế bằng bài tập tư thế tấm ván.
- Tập đều: Đừng chú trọng quá vào một phần nào của cơ thể để tất cả các nhóm cơ đều được săn chắc.
Lưu ý:
- Uống nhiều nước hơn, và chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, cá và gà.
4. Kiểu bụng bầu
Bụng to kiểu bụng bầu (Nguồn ảnh: ST)
♦ Dấu hiệu đặc trưng: Dù sinh đã lâu nhưng bụng bạn lúc nào cũng như đang mang bầu.
♦ Nguyên nhân:
- Dành quá ít thời gian cho bản thân: Tử cung sẽ co lại sau sinh nhưng để trở lại như trước sinh là rất khó và thường phải mất ít nhất 6 tuần để bụng hồi phục về như trước.
- Bạn bắt đầu tập luyện quá sớm. Tốt hơn nên nghỉ ngơi 2-3 tháng sau sinh rồi mới tập luyện.
- Cơ xương chậu yếu.
♦ Cách khắc phục:
- Thêm dầu cá vào chế độ ăn.
- Cố gắng tăng cường các chất béo lành mạnh mỗi ngày: các loại hạt, dầu thực vật và dầu ôliu. Chúng sẽ giúp bạn tránh được mệt mỏi – một phần thưởng rất quan trọng đối với các bà mẹ mới sinh con.
- Chăm chỉ tập Kegel: Bài tập này giống như một chiếc áo nịt tự nhiên của cơ thể. Hãy tập co thắt và thư giãn cơ sàn chậu này 15 – 20 lần và thực hiện 5 lần/ngày.
- Thóp bụng: Thói quen này thực sự tốt cho cơ bụng mà không mất thời gian, công sức.
- Đừng tập ngồi xổm: Những bài tập này đặc biệt có hại cho cơ thể sau sinh.
Lưu ý:
Ngủ trưa và tập kéo giãn trước khi ngủ tối. Đóng cửa sổ và ngủ giấc ngắn trong ngày – hooc môn giấc ngủ sẽ “đốt cháy” chất béo.
5. Bụng thay đổi theo thời gian trong ngày
Kích cỡ bụng thay đổi theo thời gian trong ngày (Nguồn ảnh: ST)
♦ Dấu hiệu đặc trưng: Bụng bạn phẳng lì vào buổi sáng nhưng lại to dần vào buổi tối cho dù bạn có tăng cân hay không.
♦ Nguyên nhân:
- Dị ứng thực phẩm.
- Tiêu hóa chậm.
- Mất cân bằng thực vật ở ruột.
♦ Cách khắc phục:
- Loại trừ các thực phẩm không phù hợp với cơ thể: Hầu hết các thực phẩm có gluten (bánh mỳ, mỳ, bánh kẹo), rượu bia, nấm men và các thực phẩm chế biến sẵn như phô mai, sữa, bơ đều không thích hợp với bạn.
- Tăng cường rau, thịt, cá, gà: Cố gắng tránh tinh bột trong 2 tuần và xem liệu bụng bạn có ngừng tình trạng phồng lên vào cuối ngày.
- Đừng bỏ bữa sáng: Đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì hệ tiêu hóa hoạt động mạnh nhất vào thời điểm này. Đừng ăn đêm. Hãy nhai kỹ thực phẩm và uống nhiều nước.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Bổ sung Pre- và probiotics là giải pháp đơn giản nhất. Chúng có nhiều trong sữa chua, các loại quả, rau như cải bắp, tỏi, hành.
6. Béo toàn thân trên
(Nguồn ảnh: Bright Side)
♦ Nguyên nhân:
Dạng mỡ thừa này là do bạn ăn nhiều nhưng ít vận động làm mỡ tích tụ toàn thân.
♦ Cách khắc phục:
- Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là các bài aerobic, đi bộ, chạy cardio hoặc tập bơi ít nhất 30 phút/ngày.
- Ngoài ra hãy chú ý đến vấn đề ăn uống: hạn chế ăn đường và các thức uống ngọt vì chúng bổ sung một nguồn năng lượng khổng lồ, làm kích hoạt insulin tích trữ chất béo.
- Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm những thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây cho mỗi bữa ăn.
7. Béo toàn thân dưới – bao gồm cả chân
(Nguồn ảnh: Bright Side)
♦ Nguyên nhân:
Dạng này khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người đang mang thai, hoặc có chút vấn đề ở mạch máu, khiến chân sưng lên.
♦ Cách khắc phục:
- Hạn chế ăn thực phẩm mặn, vì muối có tác dụng tích nước. Cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, mà cần di chuyển, đi lại mỗi 30 phút.
- Thường xuyên duỗi chân nhằm ngăn dịch lỏng trong cơ thể tích tụ quá nhiều.
8. Béo thân dưới
(Nguồn ảnh: Bright Side)
♦ Nguyên nhân:
Dạng này thường gặp ở những phụ nữ có vùng mông và đùi “to”. Nguyên nhân là do ăn nhiều thực phẩm chứa gluten (bánh mì và các loại bánh nói chung).
♦ Cách khắc phục:
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa gluten. Thường xuyên đi bộ và leo cầu thang – các động tác giúp đốt mỡ đùi và siết cơ bắp vùng chân.
- Ngoài ra, không được bỏ ăn sáng. Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn đói hơn và ăn nhiều hơn vào buổi trưa dẫn đến nguy cơ tích trữ mỡ vào nhiều khu vực khác.
9. Béo bụng và lưng
(Nguồn ảnh: ST)
♦ Nguyên nhân:
Tình trạng này thường gặp ở người ít vận động hoặc ngủ ít làm mất cân bằng hormone làm tích tụ mỡ ở vùng bụng và lưng.
♦ Cách khắc phục:
- Vận động thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc.
- Thiết lập chế độ ăn uống nhiều rau xanh và giàu chất xơ. Đặc biệt, ít nhất 2 lần một ngày, hãy ăn các loại thực phẩm giàu magie như rau lá, chuối và đậu nành giúp giảm lượng đường trong máu và giúp mức insulin xuống mức thấp.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng béo bụng và cách khắc phục theo từng tình huống rất khác nhau. Qua đó chúng ta thấy được rằng để có một vóc dáng cân đối thì tự mỗi người sẽ phải điều chỉnh lối sinh hoạt hằng ngày sao cho phù hợp và lành mạnh nhất.
>> Xem thêm: Tại Sao Phụ Nữ Béo Bụng Dù Không Thừa Cân
—————–
LEDA TUMMY – Chuyên Sỉ & Lẻ Quần Big Size Nữ.
Địa chỉ: 2056/30 Huỳnh Tấn Phát, Kp 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TPHCM.
Phone: 0961 505 305 – Ms. Đào
Email: ledatummy@gmail.com
Website: QuanChoNguoiBeoBung.com